Dầu thuỷ lực là gì? Các loại dầu thuỷ lực thông dụng nhất

 

Nhiều khách hàng mới vào nghề thường hay hỏi “dầu thuỷ lực là gì?”, “nhớt 10 là gì?” thì thực chất hai tên gọi này là một, nhớt 10 chỉ là tên thường gọi của dân kỹ thuật dành cho dầu thuỷ lực. Đôi lúc vài người còn gọi nhầm lẫn là dầu thuỷ lực 10.

 

Vậy dầu thuỷ lực là gì?

 

Đây là dầu bôi trơn được sử dụng phổ biến cho các thiết bị công nghiệp như máy ép nhựa, máy sản xuất giấy và chế biến gỗ, máy ép kim loại, máy xúc, máy đào, phanh thuỷ lực và nhiều thiết bị sử dụng hệ thống thuỷ lực nói chung.

 

Thế dầu thuỷ lực dùng để làm gì? Ngoài chức năng bôi trơn, thì nó còn có chức năng truyền động, tạo màng dầu bảo vệ cho các chi tiết máy trong bơm thuỷ lực (bơm pít-tông, bơm cánh gạt, bơm bánh răng)

 

dau-thuy-luc-la-gi

 

 

Dầu thuỷ lực có thành phần chính là dầu gốc và phụ gia, trong đó dầu gốc chiếm tỉ trọng lên đến hơn 90%, còn lại là các thành phần phụ gia được bổ sung vào như: phụ gia chống mài mòn, phụ gia chống ô-xy hoá, phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt, phụ gia phân tán, phụ gia chống rỉ sét, phụ gia chống tạo bọt,...

 

 

 

 

 

 

Có mấy loại dầu thuỷ lực?

 

Có 2 loại dầu thuỷ lực thường dùng là dầu thuỷ lực chứa kẽm dầu thuỷ lực không chứa kẽm.

 

Dầu thuỷ lực gốc kẽm là dầu chứa phụ gia chống mài mòn ZnDDP có tác dụng làm lớp màng bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự ma sát với kim loại khác khi tiếp xúc.

 

Tuy nhiên đối với một số kim loại màu như đồng, bạc thì dầu lại có tính ăn mòn, lâu dần sẽ sinh ra các hạt cặn lơ lửng gây tắc nghẽn hệ thống thuỷ lực đồng thời dầu khó phân huỷ sinh học, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước.

 

Chính vì thế mà dầu thuỷ lực không kẽm không tro ra đời để giải quyết vấn đề trên. Loại dầu này sẽ chứa hệ phụ gia Lưu huỳnh / Phốt-pho thường được ưu tiên sử dụng cho các thiết bị thuỷ lực có kim loại màu và yêu cầu tiêu chuẩn cao về môi trường.

 

 

 

 

 

Độ nhớt của dầu thuỷ lực

 

Dầu thuỷ lực có 3 độ nhớt thông dụng:

 

+ Dầu thuỷ lực 32: là dầu có cấp độ nhớt ISO 32 được sử dụng ở nơi có nhiệt độ làm việc thấp, khí hậu khắc nghiệt

 

+ Dầu thuỷ lực 46: là dầu có cấp độ nhớt ISO 46 được sử dụng ở nơi có nhiệt độ làm việc trung bình, khí hậu ôn hoà

 

+ Dầu thuỷ lực 68: là dầu có cấp độ nhớt ISO 68 được sử dụng ở nơi có nhiệt độ làm việc trung bình – cao, được sử dụng nhiều nhất trong các cấp độ nhớt.

 

Tuy nhiên trên đây chỉ là cách chọn độ nhớt một cách ước chừng, để biết chính xác độ nhớt của dầu thuỷ lực cần dùng cho máy hãy tham khảo bài viết  Hướng dẫn cụ thể chọn độ nhớt cho dầu thuỷ lực

 

 

 

 

Phân cấp hiệu năng của dầu thuỷ lực

 

Theo tiêu chuẩn ISO 6743-4 thì dầu thuỷ lực được phân loại thành các cấp chất lượng như sau:

 

+ Cấp chất lượng HH: chỉ gồm dầu gốc khoáng không yêu cầu phụ gia, ứng dụng phổ biến cho các hệ thống tiêu hao dầu lớn.

 

+ Cấp chất lượng HL: được pha chế từ dầu gốc khoáng với phụ gia chống rỉ sét và kháng ô-xy hoá.

 

+ Cấp chất lượng HM: là dầu cấp chất lượng HL chứa thêm phụ gia chống mài mòn

 

+ Cấp chất lượng HR: là dầu cấp chất lượng HL chứa thêm phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt

 

+ Cấp chất lượng HV: là dầu cấp chất lượng HL chứa bao gồm phụ gia chống mài mòn và phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt / đặc tính nhiệt độ cao

 

+ Cấp chất lượng HS: là dầu gốc tổng hợp (không phải là dầu thuỷ lực chống cháy)

 

Hiện nay dựa theo nhu cầu sử dụng thì nhớt thuỷ lực cấp chất lượng HL và HM được sử dụng nhiều nhất trong các nhà máy.

 

 

 

Các tiêu chuẩn của OEMs đối với dầu thuỷ lực

 

OEMs (Original Equipment Manufacturers) là các nhà sản xuất thiết bị gốc của máy thuỷ lực cũng đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với dầu thuỷ lực dùng cho thiết bị của họ. Chẳng hạn như:

 

+ Tiêu chuẩn Bosch Rexroth: RE 07 075, RE 90 220 (05.10), RE 90235 (spec) – listed RDE 90245

 

+ Tiêu chuẩn Parker Hannifin (Denison Hydraulics): HF-0, HF-1, HF-2

 

+ Tiêu chuẩn Cincinnati Machine: P-68, P-69, P-70

 

+ Tiêu chuẩn David Brown Industrial Gear Type A

 

+ Tiêu chuẩn Eaton Vickers: I-286-S, M-2950-S

 

 

 

 

Các yếu tố khi chọn mua dầu thuỷ lực

 

+ Độ nhớt: phải phù hợp với loại bơm thuỷ lực, tính toán nhiệt độ khởi động và nhiệt độ vận hành, xem xét đặc tính tách khí

 

+ Tiêu chuẩn nhà sản xuất: xem sách hướng dẫn sử dụng về loại dầu được khuyến nghị

 

+ Chỉ số độ nhớt: xem khoảng nhiệt độ vận hành (TOW), áp suất vận hành và khả năng tiết kiệm năng lượng (High VI Oil)

 

+ Chất lượng dầu gốc: yêu cầu dầu gốc khoáng hay dầu gốc tổng hợp, về độ bền ô-xy hoá và định kỳ thay dầu

 

 

 

 

+ Tiêu chuẩn công nghiệp: dầu có đáp ứng được tiêu chuẩn như ISO 11158, DIN 51524, BOSCH Rexroth, JCMAS HK,…

 

+ Hệ phụ gia: xem xét khả năng tương thích vật liệu, tính năng lọc, thân thiện với môi trường,…

 

 

 

 

Nên mua dầu thuỷ lực hãng nào?

 

Dầu thủy lực Castrol, dầu thủy lực Caltex, dầu thủy lực Shell, dầu thủy lực Total, dầu thủy lực Peluso, dầu thủy lực United Oil, dầu thủy lực Toyo, dầu thủy lực S4, dầu thủy lực Mekong, dầu thủy lực King Power, dầu thủy lực Nikko, dầu thủy lực Petrolimex, dầu thủy lực Saigon Petro, dầu thủy lực NPOil, dầu thủy lực Amer, dầu thủy lực Motul, dầu thủy lực S-Oil, dầu thủy lực Mobil, dầu thủy lực Idemitsu, dầu thủy lực Francool,.....

 

Hiện nay tại Việt Nam có đến hơn hàng chục thương hiệu dầu nhớt cả nội địa và nhập khẩu, giá nào cũng có, chất lượng nào cũng có, tuy nhiên theo khảo sát hơn 1000+ doanh nghiệp lớn đang sử dụng thì họ tin dùng sản phẩm dầu thuỷ lực của các thương hiệu uy tín lâu đời như Caltex, Castrol, Shell, Total và United Oil.

 

 

-> Dưới đây là link tổng hợp các sản phẩm và giá dầu thuỷ lực 68 46 32 mới nhất 2024 của các hãng trên:

 

http://daunhonapd.com/blog/dau-thuy-luc-68-46-32-gia-dau-thuy-luc-castrol-shell-caltex-total-petrolimex-pid-78.html

 

 

 

Liên hệ báo giá, tư vấn qua:

- SĐT / Zalo: 034.999.4187 (Mr. Hoàng)

- Email: sales@daunhonapd.com

 

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE

034.999.4187

Viber  Zalo

Chấp nhận thanh toán

Tin tức mới

Đăng ký nhận tin

Quý khách vui lòng để lại email để nhận được những thông tin khuyến mãi hấp dẫn của chúng tôi!

Đối tác & Khách hàng thân thiết