#3 cách chọn đúng mỡ bôi trơn bạc đạn - Mỡ bò NLGI 00 0 1 2 3

 

Thông thường các sự cố bể bạc đạn trong công nghiệp, bể ổ bi trong ô tô là do việc chọn lựa sai sản phẩm mỡ bôi trơn hoặc mua phải mỡ bò giá rẻ.

 

tac-hai-viec-su-dung-mo-bo-gia-re

 

 

Vậy làm thế nào để chọn chính xác mỡ bôi trơn cho từng loại thiết bị?

 

Câu trả lời là: những điều kiện của bề mặt cần bôi trơn chính là tiêu chuẩn để chọn loại mỡ phù hợp như

 

- Tải trọng nặng hay nhẹ?

- Nhiệt độ cao hay thấp? Bao nhiêu độ?

- Mức độ cần bao phủ?

- Độ ẩm vùng làm việc ra sao? Có tiếp xúc nhiều với nước, hơi nước hay không?

 

…. Và nhiều yếu tố khác. Dưới đây là 3 cách chọn mỡ bò bôi trơn thông dụng nhất:

 

 

 

Chọn mỡ bò theo gốc làm đặc

 

Chất làm đặc là thành phần quyết định khả năng chịu nhiệt, chịu nước của mỡ. Chính vì vậy khi lựa chọn bạn cần phải xem kỹ thành phần này là gì? Có phù hợp với môi trường vận hành hay không? Có rất nhiều loại gốc làm đặc hữu cơ và vô cơ, nhưng có một số gốc làm đặc thường sử dụng nhiều như:

 

- Mỡ gốc Lithium: chịu nhiệt từ -20 độ đến 130 độ C, ít chịu nước

 

=> Sản phẩm mỡ lithium: Marfak Multipurpose, Multifak EP (chịu cực áp), Multifak Moly EP (chịu tải va đập nặng)  

 

 

- Mỡ gốc Lithium phức hợp: chịu nhiệt từ -25 độ đến 130 độ C, chịu nước tốt

 

=> Sản phẩm mỡ lithium phức hợp: Delo Starplex EP (chịu cực áp)

 

 

- Mỡ gốc Calcium Sulfonate:  chịu nhiệt từ -40 độ đến 280 độ C, chịu nước và chịu muối tốt

 

=> Sản phẩm mỡ Calcium Sulfonate: Molygraph SGH 200 S

 

 

- Mỡ gốc Polyurea: chịu nhiệt từ -30 độ đến 180 độ C, chịu nước rất tốt

 

=> Sản phẩm mỡ Polyurea: Chevron SRI Grease 2

 

 

- Mỡ gốc Barium phức hợp: chịu nhiệt từ -40 độ đến 150 độ C, chịu nước tốt, ngoài ra còn chịu được hóa chất, dung dịch axit và bazo.

 

=> Sản phẩm mỡ Barium phức hợp: Molygraph Ultrasyn 9090

 

 

Ngoài chất làm đặc thì độ nhớt của dầu gốc hệ phụ gia thêm vào cũng cần thiết để xem xét.

 

 

Chọn mỡ bò theo độ xuyên kim

 

Độ đặc cũng là một đặc tính quan trọng trong việc lựa chọn mỡ bò công nghiệp phù hợp với yêu cầu cần bôi trơn. Nếu chọn mỡ quá lỏng thì màng bôi trơn sẽ bị thất thoát trong quá trình hoạt động, ngược lại mỡ quá rắn so với yêu cầu sẽ khiến chúng không tiếp xúc hết được bề mặt cần bôi trơn.

 

Độ đặc còn được gọi là độ xuyên kim, độ lún kim do Viện Mỡ bôi trơn quốc gia Hoa Kỳ (NLGI) phân cấp thành các cấp độ 000, 00, 0, 1, 2, 4, 5, 6 với những hình thái như bảng sau:

 

 

do-xuyen-kim-cap-nlgi-mo-bo-boi-tron

 

 

Việc chọn cấp độ cứng của mỡ phụ thuộc vào phương pháp bôi trơn: bôi trơn trung tâm hay bôi trơn thủ công.

 

+ Bôi trơn trung tâm thường dùng mỡ mềm cấp NLGI 0, 1 hoặc 2

+ Bôi trơn thủ công thường dùng mỡ cấp 2 hoặc cấp 3

+ Mỡ cấp 4,5,6 hiếm khi được sử dụng trong công nghiệp và vận tải.  

 

 

 

Chọn mỡ bò theo ứng dụng và điều kiện hoạt động

 

Đối với các ứng dụng, thiết bị thông thường như ổ bi xe tải, thiết bị công nghiệp không cần chịu cực áp cao thì có thể sử dụng mỡ bò đa dụng, giá thành thấp và hiệu quả kinh tế tốt

 

Đối với các máy móc vận hành ở các nhiệt độ cao thì cần chọn lựa kỹ các loại mỡ chịu nhiệt 200 độ, mỡ chịu nhiệt 300 độ, mỡ chịu nhiệt 400 độ, mỡ chịu nhiệt 500 độ, mỡ chịu nhiệt 1000 độ

 

Ngoài ra môi trường ẩm ướt hay khả năng tiếp xúc với nước cũng là yếu tố để lựa chọn các loại mỡ bò có khả năng kháng nước để mỡ tránh bị rửa trôi trong quá trình hoạt động.

 

=> Đặc biệt, trong ngành công nghiệp chế biến dược phẩm, thực phẩm thì cần sử dụng dầu bôi trơn và mỡ bò an toàn thực phẩm. Xem chi tiết cách chọn loại mỡ này tại  ĐÂY

 

 

Kho bãi mỡ bôi trơn công nghiệp hơn 1.000 mét vuông với nhiều sản phẩm đa dạng: 

 

 

 


Mọi nhu cầu tư vấn, báo giá mỡ bò bôi trơn chịu nhiệt vui lòng liên hệ: 

-  SĐT/Zalo: 034.999.4187 (Mr. Hoàng) 

- Email: sales@daunhonapd.com

 

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE

034.999.4187

Viber  Zalo

Chấp nhận thanh toán

Tin tức mới

Đăng ký nhận tin

Quý khách vui lòng để lại email để nhận được những thông tin khuyến mãi hấp dẫn của chúng tôi!

Đối tác & Khách hàng thân thiết