5 lưu ý khi sử dụng dầu truyền nhiệt mà ít ai nói bạn biết

 

Ở bài viết trước, An Phú Đức đã hướng dẫn bạn kinh nghiệm lựa chọn dầu truyền nhiệt.

 

Sau khi lựa chọn được sản phẩm dẫn nhiệt CHÍNH HÃNG và CHẤT LƯỢNG TỐT thì điều cần làm tiếp theo là bạn phải biết sử dụng làm sao cho dầu đạt hiệu suất vận hành cao nhất.

 

Dưới đây là 5 lưu ý mà các chuyên gia dầu nhờn khuyến cáo khi đưa dầu vào hoạt động:

 

 

#1: Độ sạch của hệ thống truyền nhiệt

 


Nên tẩy rửa và làm sạch hoàn toàn hệ thống truyền nhiệt, dù mới hay cũ, bằng chính dầu truyền nhiệt đã chọn, rồi mới đưa vào hoạt động. Nếu cần thiết thì phải sử dụng hóa chất tẩy rửa có tính kiềm do các công ty chuyên về tẩy rửa công nghiệp cung cấp. Khi sử dụng, các chất tẩy rửa thường được pha với nước rất nóng và được bơm liên tục trong hệ thống để loại bỏ cặn bám. Nếu áp dụng phương pháp tẩy rửa này, thì cần phải loại bỏ hết nước ra khỏi hệ thống bằng cách thổi khí nóng trước khi đưa hệ thống vào hoạt động.

 

 


#2: Vật liệu của hệ thống truyền nhiệt

 


Thép là các vật liệu thích hợp chế tạo hệ thống truyền nhiệt. Tránh sử dụng đồng và các hợp kim đồng. Khi xây dựng thiết bị gia nhiệt, nên giảm thiểu vật liệu chịu lửa để tăng tốc độ tỏa nhiệt và làm giảm nguy cơ dầu bị quá nhiệt trong trường hợp bơm hỏng.

 

  • Đọc thêm về Hiện tượng quá nhiệt – một vấn đề thường gặp của dầu truyền nhiệt tại  ĐÂY


 

 

dau truyen nhiet caltex texatherm 46

Dầu truyền nhiệt Caltex được sử dụng nhiều bởi độ bền nhiệt cao

 

 


#3: Làm kín hệ thống truyền nhiệt

 


Cần phải tránh để dầu truyền nhiệt nóng tiếp xúc với không khí trong bể chứa, nếu không dầu sẽ bị ô xi hóa nhanh. Muốn vậy thiết bị phải có thùng dầu dư đặt ở vị trí thích hợp sao cho dầu trong thùng này luôn có nhiệt độ thấp (dưới 55°C).

 

 

Điều này đã được hướng dẫn chi tiết trong bài viết về Những lời khuyên tốt nhất để tránh sự cố dầu truyền nhiệt: 

http://daunhonapd.com/blog/nhung-van-de-cua-dau-truyen-nhiet-va-loi-khuyen-tot-nhat-pid-111.html

 

 


#4 Các điểm nóng trên hệ thống truyền nhiệt

 


Tránh để hệ thống có những điểm quá nhiệt cục bộ, vì điều đó sẽ làm xuống cấp dầu và tạo ra cặn các-bon rắn các-bon bám trên bề mặt hệ thống. Luôn giữ cho dầu tuần hoàn qua thiết bị gia nhiệt bằng dòng chảy rối hoàn toàn, với vận tốc bề mặt từ 2-3 m/s tùy theo hình dạng bề mặt và nhiệt độ hoạt động. Nên thiết kế hệ thống sao cho:

 


1. Bơm tuần hoàn phải được khởi động trước khi cấp nhiệt cho thiết bị gia nhiệt 

 

2. Bơm tuần hoàn tiếp tục chạy trong một thời gian sau khi tắt thiết bị gia nhiệt

 

3. Thiết bị gia nhiệt sẽ tự ngừng hoạt động khi bơm hỏng hay nhiệt độ tăng quá mức.

 


Bạn phải tìm hiểu kỹ mạch tuần hoàn của dầu truyền nhiệt và phải luôn duy trì đầy đủ lưu lượng dầu qua thiết bị gia nhiệt không phụ thuộc chế độ vận hành của thiết bị trao đổi nhiệt. Nên thiết kế một đường ống phụ song song với thiết bị trao đổi nhiệt để dẫn một phần dầu khi không có yêu cầu phải cho toàn bộ dầu đi qua thiết bị trao đổi nhiệt. Điều này đảm bảo duy trì đầy đủ lưu lượng dầu qua thiết bị gia nhiệt.

 


#5 Xét nghiệm dầu truyền nhiệt đang sử dụng


Nên thường xuyên kiểm tra độ nhớt, chỉ số a-xít, điểm chớp cháy và hàm lượng cặn không tan của dầu sử dụng. Nên lấy mẫu trong vòng vài ngày sau khi khởi động hệ thống và sau đó theo định kỳ 6 tháng. Thông thường, mức độ thay đổi của các đặc tính của mẫu dầu sẽ cho biết liệu dầu còn có thể sử dụng tiếp hay không.

 

 

-> Đọc thêm về Top 4 Dầu truyền nhiệt Caltex Castrol Total Shell: 

http://daunhonapd.com/blog/dau-truyen-nhiet-caltex-castrol-shell-total-pid-99.html

 

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE

034.999.4187

Viber  Zalo

Chấp nhận thanh toán

Tin tức mới

Đăng ký nhận tin

Quý khách vui lòng để lại email để nhận được những thông tin khuyến mãi hấp dẫn của chúng tôi!

Đối tác & Khách hàng thân thiết